Du Lịch
Tìm hiểu các cấp độ mài trong thi công sàn bê tông mài

Tìm hiểu các cấp độ mài trong thi công sàn bê tông mài

Phương pháp thi công bê tông mài càng trở nên phổ biến, được ưa chuộng bởi tính ứng dụng cao cho nhiều công trình, hạng mục khác nhau. Sàn bê tông thông thường được nhuộm màu, xử lý mài làm tăng giá trị nghệ thuật, ứng dụng tiện ích. Bê tông mài áp dụng máy mài chuyên dụng với các cấp độ, tạo độ bóng theo yêu cầu.

Bạn muốn thi công bê tông mài hoàn thiện công trình, cần hiểu về phương pháp thi công, cấp độ mài được ứng dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc về thi công bê tông mài và các cấp độ trong quá trình hoạt thiện bề mặt.

Các hoạt động và quy trình thi công bê tông mài

Đặc điểm bề mặt bê tông mài được xử lý bóng, mài giảm độ sần sùi, mịn hơn so với loại sàn cũ. Đồng thời, bê tông mài cứng hơn, chịu lực tốt hơn khi va đập mạnh, phù hợp với khu vực có tần suất sử dụng cao, thường xuyên. Sàn bê tông mài chống thấm nước cực tốt, khả năng chống nấm mốc hiệu quả nhờ đã được xử lý hóa chất chuyên dụng. Để đạt được các tiêu chuẩn trên, sàn bê tông mài cần trải qua các công đoạn:

  • Làm cốt bê tông, tạo sàn chắc chắn, chịu lực va đập tốt và giữ được vật liệu bê tông.
  • Đổ xi măng, hỗn hợp bê tông tiêu chuẩn, với khả năng đông cứng, chịu lực sau khi hoàn thiện.
  • Bề mặt bê tông được làm bằng phẳng, tránh dị vật gồ ghề hoặc không đồng đều.
  • Công đoạn mài làm mịn bề mặt bê tông thô, giảm độ sần sùi, xử lý khuyết điểm.
  • Tăng cứng bề mặt bê tông thô bằng hóa chất chuyên dụng, giúp bề mặt chắc chắn, chịu lực tốt hơn.
  • Công đoạn đánh bóng bằng máy mài chuyên dụng công suất lớn nhỏ linh hoạt. Máy được trang bị đĩa mài từ 100-500 grits hoặc hơn để tạo độ bóng theo yêu cầu.
  • Bước cuối cùng là phủ lớp bảo vệ bằng epoxy tăng cường chống thấm nước, chống trầy xước mặt sàn, bảo vệ màu sàn.

Cấp độ mài trong thi công bê tông mài như thế nào?

Công đoạn mài sàn bê tông sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, đặc tính, giá trị thẩm mỹ của sàn. Nhiều phương pháp và cấp độ mài được ứng dụng mang đến bề mặt bê tông mài hoàn hảo theo yêu cầu của từng công trình. Cụ thể, các cấp độ mài được áp dụng trong thi công bê tông mài:

  • Mài lộ cát là cấp độ mài sàn bê tông thô, zin ban đầu, làm mịn và phẳng bề mặt.
  • Mài ra đá mi hay mài lộ đá – công đoạn mài sâu, giúp làm lộ lớp đa vật liệu được trộn trong bê tông, tạo họa tiết vân đá tự nhiên.
  • Mài cốt liệu là cấp độ mài cao nhất, sâu nhất cho bề mặt sàn bê tông, làm lộ cốt liệu nằm sâu phía dưới bề mặt cát và đá vật liệu.

Các cấp độ mài sử dụng máy mài chuyên dụng với đĩa mài có chỉ số càng cao, hiệu quả mài càng sâu, được lựa chọn tùy theo yêu cầu từng công trình.

Hoạt động thi công bê tông mài sẽ tạo nên bề mặt bê tông được xử lý nhám, giảm sần sùi, tăng độ cứng, chống nước hiệu quả. Với các cấp độ và phương pháp mài khác nhau, sàn sẽ có độ bóng, nhám theo yêu cầu, mô phỏng sàn đá tự nhiên. Gia chủ cần tìm hiểu về cấp độ, mức độ mài sàn để chọn giải pháp thi công phù hợp cho từng hạng mục. Vĩnh thái cung cấp giải pháp hoàn thiện sàn bê tông mài chuyên nghiệp với máy móc hiện đại, phương pháp thi công tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bản quyền thuộc về Du Lịch Miền Tây | www.dulich30s.com